Cọc tiếp địa là một trong 3 thành tố quan trọng nhất của hệ thống thu sét công trình. Vậy cọc tiếp địa là gì? Cách thi công như thế nào? Giá của cọc tiếp địa là bao nhiêu?


Cọc tiếp địa bằng đồng, cọc tiếp địa mạ đồng chính hãng phân phối bởi Thành Nam Viêt. Báo giá cập nhật mới nhất 2020 - 2021

Như đã giới thiệu trong các bài viết trước đây, hệ thống chống sét gồm 3 thành phần chính là kim thu sét, dây dẫn sét và cọc tiếp địa. Cọc nối đất là một trong những thiết bị đầu cuối quan trọng khi lắp đặt hệ thống chống sét. Sẽ rất nguy hiểm khi thi công cọc tiếp địa sai cách.

Việc hiểu rõ đặc tính của cọc và quy trình thi công sẽ giúp hiệu quả của hệ thống chống sét đạt tối đa.

Cọc tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa hay có tên gọi khác là cọc nối đất, thanh tiếp địa, thanh nối đất có cấu tạo là một thanh kim loại đầu nhon có nhiệm vụ tán sét được cắm sâu YIDI Panda Mini Vape trong lòng đất. Đầu cọc có ren để có thể dễ dàng kết nối các cọc với nhau.

Trong văn bản quy định TCVN 9358:2012, cọc tiếp địa có tên gọi theo quy định là điện cực đất. hay earth eclectrode.

Cọc tiếp địa Thành Nam Việt
Cọc tiếp địa Thành Nam Việt

Nhiệm vụ chính của cọc nối đất là chuyển toàn bộ điện năng của tia sét xuống lòng đất một cách an toàn mà không ảnh hưởng tới xung quanh. Khi thi công một đầu nhọn được cắm xuống đất, đầu còn lại sử dụng búa tạ hoặc máy đóng cọc để ép sâu xuống đất.

Có thể nói trong một công trình chống sét, cột thu lôi và hệ thống tiếp địa đóng vai trò như linh hồn của hệ thống. Nếu thi công sai quy trình có thể gây ra thiệt hại lớn. Thậm chí ảnh hưởng tới sự an toàn của khu vực xung quanh.

Vật liệu làm cọc tiếp địa đất?

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999), một số vật liệu phù hợp chế tạo cọc nối đất

  • Đồng có cấu tạo: Dây tròn đặc đường kính 15mm , Ống đường kính 20mm( chiều dày thành ống tối thiểu 2mm)
  • Thép có cấu tạo: Dây tròn đặc mạ kẽm đường kính 16mm, ống mã kẽm đường kính 25mm( chiều dày thành ống tối thiểu 2mm), cọc mạ đồng dây tròn đặc  đường kính 14mm( Mạ đồng 99,9% đồng, dày tối thiểu 250 microns), Thép ống mạ kẽm( 50 mm x 50 mm x 3 mm)
  • Thép không rỉ với cấu tạo dây tròn đặc đường kính 16mm
Cọc tiếp địa bằng đồng
Cọc tiếp địa bằng đồng

Lưu ý: Lớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns đối với vật liệu tròn và 70 microns đối với vật liệu dẹt.

Tùy vào điều kiện thi công, điều kiện địa hình mà lựa chọn loại cọc tiếp địa cho phù hợp với công trình.

Vai trò của cọc chống sét?

Cọc nối đất đại diện cho hệ thống chống sét thực hiện nhiệm vụ quan trọng bậc nhất chính là dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị đầu vào xuống đất và tiêu tán năng lượng của chúng.

Để đạt được hiệu quả chống sét cao nhất buộc lòng người thợ thi công phải tuân thủ đầy đủ quy định, tiêu chuẩn chống sét trong thi công. Sự tính toán khu vực đặt cọc, đo đạc cẩn trọng của kỹ sư trưởng chính là bí quyết thành công của hệ thống.

Trước khi thi công, địa hình và tính chất đất cần được khảo sát cẩn thận để đưa ra các quyết định đặt cọc nối đất phù hợp với tính chất tự nhiên của khu vực thi công.

Có mấy loại cọc nối đất chống sét?

Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào đưa ra cách phân loại chính xác cho cọc tiếp địa. Trong ngành, các đơn vị thống nhất với nhau để phân loại cọc tiếp địa có một số cách như ,chất liệu chế tạo nên cọc hay thông số về kích thước của cọc.

Cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa

Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ

Hiện tại trên thị trường có 2 loại cọc là cọc sản xuất trong nước và cọc nhập ngoại. Các đơn vị thi công chống sét thường nhập khẩu cọc của Ấn Độ.

Sản phẩm của các thương hiệu tại Ấn Độ thường phù hợp với các công trình nhỏ, các công trình dân sinh. Ngược lại cọc Việt Nam sản xuất có nhiều mẫu mã, giá thành tuy nhiên cũng có cọc dởm.

Phân loại theo vật liệu làm cọc

Như đã giới thiệu ở trên cọc tiếp địa có thể được làm từ đồng, thép và thép không gỉ.

  • Cọc đồng nguyên chất là loại cực nối đất làm chỉ từ đồng. Hàm lượng đồng có thể đạt tới 99%. Có lẽ không cần bàn cãi về chất lượng của dòng sản phẩm này.
  • Cọc đồng này được sử dụng trong nhiều công trình lớn, các công trình có quy mô để đảm bảo tính an toàn cho cấu trúc. Và tất nhiên cọc đồng nguyên chất có giá thành lớn. Bên cạnh giá thành cao, đồng nguyên chất còn khó thi công hơn bởi đặc tính dễ uốn của loại cọc này. Trong quá trình thi công dễ bị biến dạng cong, méo.
Cọc tiếp địa mạ đồng
Cọc tiếp địa mạ đồng. Ảnh
  • Cọc nối đất tiếp địa mạ đồng: là dòng sản phẩm được sử dụng nhiều hiện nay. Giá thành phù hợp, chất lượng cọc phụ thuộc vào lớp mạ đồng và lõi thép bên trong. Độ dày lớp đồng quyết định tới khả năng dẫn truyền sét của cọc. Ngoài ra còn có cọc được chế tạo từ thép không rỉ, thép mạ kẽm...

Các sản phẩm cọc tiếp địa của Thành Nam Việt phân phối đều được nhập khẩu và có giấy chứng nhận chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn Việt Nam .

Tiêu chuẩn cọc tiếp địa theo TCVN9385:2012

Xem chi tiết 

Vật liệu

Cấu tạo

Kích thước tối thiểua

Ghi chú

Cọc nối đất

Đồng Dây tròn đặc Đường kính 15 mm
Ống Đường kính 20 mm Chiều dày thành ống tối thiểu 2 mm
Thép Dây tròn đặc mạ kẽmc Đường kính 16 mmd
Ống mạ kẽmc Đường kính 25 mmd Chiều dày thành ống tối thiểu 2 mm
Dây tròn đặc mạ đồngc,e Đường kính 14 mm Mạ đồng 99,9% đồng, dày tối thiểu 250 microns
Thép ống mạ kẽmc 50 mm x 50 mm x 3 mm
Thép không gỉ Dây tròn đặc Đường kính 16 mm
CHÚ THÍCH: a Sai số cho phép: -3 %. c Lớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns đối với vật liệu tròn và 70 microns đối với vật liệu dẹt. d Chân ống cần được tiện trước khi mạ kẽm. e Đồng cần được liên kết với lõi thép.

Đây là một số tiêu chuẩn cần tuân thủ khi lựa chọn cọc tiếp địa để thi công chống sét.

Thành phần của hệ thống tiếp địa

  • Điệm cực nối đất hay cọc tiếp địa là những thanh đồng hoặc thép mạ đồng với kích thước theo tiêu chuẩn có chiều dài từ 2 - 3m. Cọc được đóng thẳng vuông góc với mặt đất theo phương thẳng đứng. Cọc được hàn liên kết trong mạng lưới bằng các thanh dẹt
  • Dây tiếp địa: nằm trên mặt đất kết nối cọc tiếp địa với hệ thống thu sét.

Quy trình thi công cọc tiếp địa chống sét như thế nào?

Cọc nối đất hay cực nối đất là phần cần được thi công đầu tiên trong toàn bộ công trình. Đây là hệ thống quan trọng cần được thi công theo tiêu chuẩn để đem lại hiệu quả khi chống sét.

Tiêu chuẩn TCVN 9385-2012 về thi công tiếp địa

Theo tiêu chuẩn xây dựng chống sét với hệ thống tiếp địa. Trước khi thi công cần lựa chọn loại cọc tiếp địa( cực nối đất) phù hợp với điều kiện công trình, tính chất đất. Các cực nối đất được sử dụng có thể là thanh tròn, thanh kim loại dẹt, ống hoặc kết hợp.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, kỹ sư cần nghiên cứu và khảo sát địa hình khu vực thi công. Lên kế hoạch và chi tiết bản vẽ để tư vấn cho khách hàng lựa chọn cọc phù hợp.

Thi công đào rãnh, hố tiếp địa

Sau khi nghiên cứu địa hình, tình trạng đất, độ cứng... Bạn xác định vị trí thi công hệ thống tiếp địa.

  • Đào rãnh sâu 600mm - 800mm rộng 300 mm - 500mm theo bản vẽ lên kế hoạch của kỹ sư. Tùy thuộc vào mặt bằng thi công, địa hình thực tế của khu vực mà thay đổi cho phù hợp.
Cách đóng cọc tiếp địa
Cách đóng cọc tiếp địa
  • Với các công trình có diện tích xung quanh nhỏ, khu vực thi công không nhiều. Các công trình dân dụng trong thành thị diện tích nhỏ hẹp. Việc đào rãnh tiếp địa gặp nhiều khó khăn, phương án thay thế chính là khoan giếng sâu từ 20 - 40m đường kính 50 -80mm

Chôn cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa được chôn theo đúng tỷ lệ khoảng cách quy định theo tiêu chuẩn xây dựng, thi công hệ thống chống sét. Chôn cọc theo khoảng cách giữa 2 cột nằm trong khoảng 2 lần độ dài cọc. Nếu không gian thi không không đủ có thể rút ngắn khoảng cách. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ tỷ lệ ngắn nhất tối thiểu là 1 lần chiều dài cọc.

Lưu ý khi chôn cọc tiếp đất

  • Độ sâu của cọc đóng cách đáy rãnh đào từ 100 -150mm. Cọc trung tâm đóng cạn nhất. Đỉnh cọc cách mặt đất 150 - 250mm. Điều này giúp kỹ thuật viên dễ dàng kiểm tra điện trở đất.
  • Sử dụng cáp đồng trần liên kết các cọc với nhau.
  • Sử dụng hóa chất giảm điện trở dọc theo cáp đồng trần hoặc chôn theo hố đóng cọc tiếp địa. Hóa chất này có nhiệm vụ làm giảm điện trở đất. Từ đó tăng cường hiệu quả của hệ thống chống sét công trình.

Trả lại mặt bằng và kiểm tra

Lấp đất và trả lại mặt bằng cho công trình. Trước khi lấp đất, kỹ thuật cần kiểm tra lần cuối độ chắc chắn của các mối dây, mối hàn. Tiến hành thu dọn và kiểm tra hệ thống lần cuối.

Kiểm tra điện trở đất

Giá trị điện trở < 10Ω là đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp điện trở vẫn còn quá lớn hay thêm hóa chất giảm điện trở hoặc đóng thêm cọc cho tới khi đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa

Lưu ý khi đóng cọc tiếp địa?

  • Cọc tiếp địa được đóng vào địa hình đất không phải đất lấp, đất đắp, đất khô theo mùa.
  • Với hệ thống là các kết cấu bể chứa, cọc phải có lớp bọc để sử dụng bên trong.
  • Với thanh nối đất nên được đóng trực tiếp dưới công trình, gần dây xuống nhất có thể. Việc lắp đặt xa với công trình có thể gây ra tốn kém và thực sự không cần thiết.
  • Trong quá trình thi công, liên tục đo thông số điện trở đất. Làm như vậy để biết chính xác điện trở khu vực đang thi công. Đồng thời giảm hóa chất điện trở tại những vùng có mức điện trở đất đạt tiêu chuẩn.
  • Chú ý xây dựng điểm kết nối trong hệ thống tiếp địa phải có khả năng tiếp cận và kiểm tra từ bên ngoài. Điều này giúp bảo dưỡng công trình được hiệu quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện địa hình để đưa ra quyết định phù hợp.
  • Lựa chọn cọc tiếp địa có thể chịu được nhiệt độ và dòng điện cao. Tốt nhất là đồng nguyên chất và cọc tiếp địa mạ đồng.

Báo giá cọc tiếp địa đồng?

Hiện nay, Thành Nam Việt đang phân phối và cung cấp cho các công trình chống sét 2 loại cọc tiếp địa là cọc đồng vàng, đồng đỏ nguyên chất, và cọc tiếp địa mạ đồng nhập khẩu Ấn Độ. Cả 2 dòng sản phẩm của chúng tôi cung cấp đều đạt tiêu chuẩn an toàn và chứng nhận từ nhà sản xuất.

Báo giá cọc tiếp địa
Báo giá cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa mạ đồng được sử dụng phần lớn trong các công trình dân sinh mà Thành Nam Việt thi công. Đồng đỏ và đồng vàng nguyên chất có chi phí cao hơn.

Đồng vàng có thể đóng trực tiếp xuống đất bởi độ cứng lớn. Ngược lại khi khách hàng lựa chọn đồng đỏ để thi công cần phải đào giếng chôn cọc. Đồng đỏ chất lượng nhưng mềm và dễ cong vẹo khi đóng.

Để nhân được báo giá cọc đồng tiếp địa của công ty Thành Nam Việt. Quý khách có thể liên hệ hotline: 0901.583. 388 - 0901.393.668

Chống sét Thành Nam Việt

  • Hotline: 0901 583 388 - 0901.393.668
  • Email: chongsetthanhnamviet@gmail.com
  • Website: https://chongsetjsc.com/
  • Địa chỉ: Số 9, Ngõ 88 Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Cọc đồng tiếp địa
Cọc đồng tiếp địa Thành Nam Việt