Để hệ thống chống sét có thể phát huy được tối đa tác dụng, bạn cần phải nắm rõ được những nguyên tắc cũng như là quy trình thi công hệ thống. Một trong những nguyên tắc rất quan trọng cần phải biết rõ khi thi công công trình chính là khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa. Hãy cùng Chống sét Thành Nam Việt tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Hướng dẫn thi công
Trước khi đi tìm hiểu về khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa. Các bạn cần phải biết được về hệ thống tiếp địa bao gồm những bộ phận nào và được lắp đặt ra sao nhé. Hệ thống tiếp địa bao gồm cọc dàn tiếp đất hoặc cọc dàn điện cực. Tất cả được nối với nhau qua hệ thống dây dẫn. Cụ thể như sau:
- Điện cực tiếp đất tự nhiên: Vật liệu làm nên điện cực này là kim loại có khả năng dẫn điện tốt . Với mục đích chính dùng để tiếp đất, thoát sét. Đây là bộ phận được đóng xuống đất và tiếp xúc trực tiếp.
- Điện cực tiếp đất nhân tạo: là vật dẫn điện có hình dạng bất kỳ, sử dụng với mục đích riêng cho tiếp đất. Thông thường sẽ không có màng bọc cách điện bên ngoài và được chôn trong đất.
- Dàn tiếp đất: Là hệ thống gồm nhiều điện cực liên kết với nhau. Tất cả hệ thống được chôn trực tiếp xuống đất. Đôi khi nhiều công trình chôn gián tiếp tiếp xúc với đất
- Mạng tiếp đất: liên kết nhiều dàn tiếp đất với nhau trong cùng hệ thống
- Dây dẫn tiếp địa: là cáp đồng tiếp địa kết nối dàn tiếp đất.
Lưu ý khi thi công
- Khi thi công hệ thống cọc nối đất người ta thường dùng cọc bằng đồng. Kích thước chiều dài 2m và đường kính 14mm trở lên.
- Tùy vào đặc điểm địa chất của từng vùng sẽ có số lượng cọc tiếp địa và chiều sâu khác nhau. Nhưng vẫn phải đảm bảo điện trở đo được phải dưới 10 Ohm.
- Các cọc nối đất phải được nối với nhau bằng các bulon đồng, các dây đồng, dây hàn.
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa trong thi công
Để biết được khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa là bao nhiêu. Khi thi công hệ thống cọc cần phải đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn từ những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ như cách chọn cọc tiếp địa, cách khoan giếng tiếp địa chống sét, phương pháp đóng cọc như thế nào?.
Cách chọn cọc tiếp địa
Khi chọn cọc bạn cần lựa chọn các loại cọc. Chất liệu cọc mạ đồng hàng trong nước hoặc nhập khẩu thì càng tốt. Ngoài ra cũng có thể chon cọc bằng đồng nguyên chất. Đường kính tối thiểu phải là phi 14 hoặc phi 16 và chiều dài lớn hơn 2,4m. Quý khách có thể lựa chọn dòng sản phẩm cọc tiếp địa mạ đồng D14 -D16 nhập khẩu Ấn Độ được Thành Nam Việt phân phối.
- Phần lớn các cọc nối đất đều có 1 đầu nhọn để dễ dàng đóng xuống đất khi cần. Vì vậy khi lựa chọn cọc quý khách nên chú ý tới đặc điểm này để mua hàng.
- Nên chọn cọc bằng đồng nguyên chất hoặc mạ đồng
- Lựa chọn các sản phẩm dây đồng M50mm – M70mm để liên kết các cọc nối đất. Chú ý lựa chọn dây đồng tiếp địa chính hãng được chứng nhận bởi nhà sản xuất.
Cách khoan giếng tiếp địa chống sét
Về giếng khoan tiếp địa khi thi công chống sét cần đảm bảo:
- Với những nơi có điện trở cao thì việc lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa cần sử dụng phương pháp khoan giếng. Đường kính giếng khoan phải khoảng 5m và chiều sâu sẽ là khoảng từ 20 m – 40 m hay khi tới mạch nước ngầm.
- Đào rãnh rộng khoảng 0,3m và có độ sâu khoảng 0,5m để tiện cho việc đi đây.
- Sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt và hàn vào dây tiếp địa thả cọc xuống.
- Đổ trực tiếp hóa chất giảm điện trở đất và nước xuống.
- Nối dây dẫn tiếp địa với kim thu sét trực tiếp hoặc nối với bảng đồng tiếp địa để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra định kỳ hệ thống
Phương pháp thi công cọc tiếp địa
Việc đóng cọc tiếp địa cần phải được kiểm tra thật kỹ càng về vị trí trước khi thực hiện việc đóng cọc tiếp địa bởi có thể việc đóng cọc tiếp đất sẽ gặp hệ thống cáp điện hay ống nước ngầm dưới lòng đất sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, hãy đảm bảo:
- Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cần phải đúng kỹ thuật. Khoảng cách giữa hai cọc tiếp địa tối thiểu phải là 1,5 lần chiều dài của cọc tiếp địa.
- Đầu của các cọc phải nhô lên khỏi rãnh tầm 15 cm. Đối với những nơi chật hẹp khó có thể thi công đóng cọc tiếp địa. Quý khách có thể sử dụng phương pháp đóng cọc ngắn với số lượng cọc nhiều hơn. Đồng thời sử dụng hóa chất làm giảm điện trở. Tác dụng của hóa chất giảm điện trở là khi kết hợp với nước nó sẽ kết lại. Thể keo này bao quanh bề mặt cọc. Tăng bề mặt tiếp xúc và làm giảm điện trở, bảo vệ cọc tiếp địa khỏi các tác nhân của môi trường.
Liên kết giữa các cọc
- Các cọc sẽ được nối với nhau tại một điểm chung.
- Các dây tiếp địa sẽ đảm nhận chức năng nối trực tiếp cọc tiếp đất với các kim thu sét. Hoặc nối với băng đồng tiếp địa thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.
Cuối cùng của việc lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa chính là việc kiểm ra lại lần cuối khả năng tiếp xúc của cọc và dây. Cần đảm bảo lại điện trở nhỏ hơn 10 Ohm. Nếu không đảm bảo được yếu tố này thì giải pháp sẽ là đóng thêm cọc. Hoặc sử dụng thêm các hóa chất giảm điện trở.
Mua cọc tiếp địa chống sét ở đâu?
Hiện nay, Thành Nam Việt là đơn vị cung cấp, phân phối thiết bị chống sét và thi công hệ thống chống sét trọn gói. Với hơn 8 năm kinh nghiệm và hơn 3000 công trình lớn nhỏ đã từng thi công. Chúng tôi tự hào là một trong nhiều công ty cung cấp giải pháp chống sét hàng đầu Việt Nam.
Cọc tiếp địa mà Thành Nam Việt đang cung cấp trên thị trường là dòng sản phẩm cọc mạ đồng và cọc tiếp địa chống sét đồng nguyên chất chất lượng cao. Mọi sản phẩm đều có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Quy trình thi công cũng được kiểm định hiệu quả theo quy chuẩn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Nam Việt
- Hotline: 090 158 3388 – 0901.393.668
- Email: chongsetthanhnamviet@gmail.com
- Website: https://chongsetjsc.com/
- Địa chỉ: Số 9, Ngõ 88 Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Fanpage: https://bit.ly/2FsLcZs
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn về các thi công cọc nối đất tiêu chuẩn cũng như kiến thức về khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa. Mong rằng những thông tin này là bổ ích với mọi người.